Những hoạt động mở rộng lãnh thổ Pyotr_I_của_Nga

Chiến tranh Nga-Ottoman và mở cửa biển Azov

Quân Nga đánh chiếm Azov năm 1696.

Khi vua Pyotr Đại đế lên ngôi, nước Nga tuy có lãnh thổ rộng lớn nhưng không có đường thông ra biển Baltic hoặc biển Đen để thông thương với các nước Tây Âu có trình độ văn minh khá cao khi đó. Vì vậy, ông quyết định dùng chiến tranh để mở rộng lãnh thổ, lấy đường thông ra biển.

Để tiến ra biển Đen, trước tiên người Nga phải lấy được pháo đài Azov, thông ra biển Azov. Khi đó biển Azov nằm trong tầm kiểm soát của Hãn quốc Krym, do sắc tộc Tatar cai trị dưới sự bảo trợ của đế quốc Ottoman. Tháng 1 năm 1695, ông mang 13 vạn quân tấn công Azov.

Để đề phòng sự tấn công của Nga, Khan Selim I của hãn quốc Krym (1692 - 1699) đã cho xây nhiều đồn lũy tại sông Đông là con đường từ biển Azov chảy ra. Tình hình chiến sự ban đầu bất lợi cho ông vì khi đó Nga chưa có hải quân nên không thể cô lập được pháo đài Azov, ngược lại quân địch lại được hải quân tiếp viện nên chống quân Nga rất hiệu quả. Chính vì vậy, cuộc tấn công của Nga hoàng Pyotr bị thất bại.

Hiểu được nguyên nhân thất bại, Pyotr ra sức xây dựng hải quân. Từ mùa thu năm 1695, xưởng đóng tàu khởi động. Đích thân ông tới công xưởng, cầm búa và vào làm việc với công nhân[9]. Do sự thúc đẩy nhanh chóng, tháng 5 năm 1696, xưởng đã đóng xong 168 chiếc thuyền có buồm, 157 chiếc thuyền trang bị súng đại bác và 1300 chiếc thuyền vận tải chuyên chở binh lính và quân nhu.

Ngay tháng 5 năm 1696, Pyotr Đại đế phát động tấn công Azov lần thứ 2. Cuối tháng, 10 vạn quân Nga kéo tới chân thành và công phá. Trên mặt biển, 100 thuyền Nga và 130 chiến hạm chi viện của Krym cũng đụng độ dữ dội. Kết quả thủy quân Nga đánh bại quân Krym. Viện binh Krym phải rút, pháo đài Azov bị cô lập. Quân Nga phong tỏa cửa sông Đông. Bị quân Nga tấn công cả trên bộ và từ biển, đến ngày 18 tháng 7, 9000 quân trong thành phải ra hàng.

Lấy được Azov là Pyotr có bàn đạp tiến ra làm chủ biển Đen, nhưng tình hình sau đó lại thay đổi. Không lâu sau, người Thổ Ottoman ký hòa ước với đế quốc Áo - một kẻ thù truyền kiếp của họ. Vì thế Nga bị mất đi một đồng minh và sẽ phải một mình đương đầu với Ottoman. Pyotr nhận thấy mình chưa đủ thực lực để một mình đánh bại quốc gia này. Ông quyết định tạm thời buông mục tiêu tiến ra biển Đen và quay sang mục tiêu biển Baltic.

Đại chiến Bắc Âu

Sang một số nước Tây Âu (1697 - 1698)

Năm 1697, vua Pyotr Đại đế - dưới cái tên "binh nhất Pyotr Mikhailovich" - dẫn một đoàn sứ thần hơn 650 người, mà sử gia gọi là Đại Phái bộ Sứ thần đến một số nước Tây Âu. Mục đích của chuyến đi là nhằm thành lập liên minh chống Ottoman[7], và còn để tìm nguồn nhân lực, mua vũ khí và trang thiết bị cho Hải quân Nga và "đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Pyotr không đi với tư cách là Nga hoàng mà giấu tung tích, giả dạng là một nhân viên của các đại sứ. Qua chuyến đi này, "liên minh chống Thổ" mà ông mong muốn đã không được thành lập, do Pháp là một đồng minh truyền thống của đế quốc Ottoman, còn Áo thì mong muốn giữ hòa bình ở phía Đông trong khi họ thực hiện những cuộc chiến tranh ở phía Tây. Hơn nữa, lúc này nhiều nước châu Âu đang quan tâm đến vấn đề ai là người thừa kế vua Tây Ban Nha Carlos II không có con, chứ không phải là cuộc chiến với Nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù "Đại Phái bộ Sứ thần" đã không thành công trong việc kêu gọi các vua chúa châu Âu thành lập một liên minh chống Ottoman, điều này không có nghĩa là họ dừng bước. Đến Hà Lan, Nga hoàng Pyotr I đã học hỏi được nhiều điều về đời sống của người Tây Âu. Ông đã học cách đóng tàu ở Zaandam (tại đây, căn nhà ông ở hiện nay là bảo tàng) và Amsterdam - nơi ông đã cùng với bạn bè ngày đêm lao động ròng rã, với thành quả là đóng được một tàu chiến sau hai tháng.[1] Khi về nước, ông đã vận dụng kiến thức mà ông học được ở Hà Lan đã xây dựng Hải quân Nga Sa hoàng.[10] Pyotr Đại đế và Thị trưởng Amsterdam Nicolaas Witsen đàm luận với nhau mỗi ngày, và ông hỏi làm thế nào có thể làm việc một cách yên tĩnh để học nghề đóng tàu, trong khi bị bao quanh bởi người tò mò lạ mặt nhìn tọc mạch, và Witsen có ngay một đề xuất. Trong vòng bốn tháng Nga hoàng đến làm việc tại xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới, thuộc về Công ty Đông Ấn Hà Lan. Nga hoàng đã tham gia vào việc đóng một con tàu buôn Anh-Ấn đặc biệt dàng cho ông: "Tàu buôn Thánh Phêrô và Phaolô". Trong thời gian ở đây Nga hoàng đã gặp gỡ nhiều người thợ tài hoa, chẳng hạn như những người đã chế tạo các âu thuyền, xây dựng các pháo đài, các thợ đóng tàu và những thủy thủ, trong số đó có phó đô đốc Cornelis Cruys - sau này là người dưới quyền của Franz Lefort, cố vấn về các vấn đề hàng hải của Pyotr Đại đế. Bên cạnh đó, Pyotr cũng thăm Frederik Ruysch - người đã dạy ông cách nhổ răng và bắt những con bướm. Ông - một vị vua ham học hỏi và vận dụng cho việc dựng nước - cũng được đón chào bởi họa sĩ vẽ cảnh biển Ludolf Bakhuysen và nhà phát minh ống vòi rồng Jan van der Heyden. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1698 Pyotr tổ chức buổi liên hoan chia tay và mời Johan Huydecoper van Maarsseveen đến dự tiệc. Trong buổi tiệc, Johan Huydecoper van Maarsseveen ngồi giữa Lefort và Nga hoàng, cùng cạn ly với họ.

Trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng Cẩm vệ Streltsy.

Tại Vương quốc Anh, ông đã gặp gỡ vua William III, thăm GreenwichOxford, được vẽ bởi ông Godfrey Kneller và chứng kiến một cuộc diễu hành của Hải quân Hoàng gia Anh tại Deptford. Ông đã được học về nghề hải quân tại Anh.[1] Ông còn đến thành phố non trẻ Manchester để học về các xây dựng thành phố, mà sau này ông sẽ vận dụng để xây dựng Sankt Peterburg. Sau đó, Đại Phái bộ Sứ thần đã đến Leipzig, DresdenViên. Ông đã nói chuyện với vua Ba Lan August II và hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold I. Đại Phái bộ Sứ thần đã không đến thành Venezia. Chuyến đi của Pyotr Đại đế đã bị rút ngắn vào năm 1698, khi ông phải trở về Nga đánh dẹp cuộc nổi dậy của Cấm vệ quân Streltsy. Tuy nhiên, trước khi nhà vua trở về từ Anh, quân đội Nga đã dập tắt cuộc nổi dậy một cách dễ dàng. Trong quân đội Nga hoàng, chỉ một binh sĩ thiệt mạng trong vụ nổi dậy này. Tuy thế nhưng Nga hoàng Pyotr đã xét xử phiến quân một cách tàn bạo: 1.200 phiến quân bị tra tấn và hành hình, và Pyotr đã hạ lệnh cho quân lính bêu thi hài của họ tại nơi công cộng để cảnh cáo những tên phản nghịch trong tương lai.[11] Lực lượng Cấm vệ quân Streltsy bị giải tán, do họ nổi dậy để đưa công chúa Sophia lên làm vua nên Sophia bị bắt phải trở thành một nữ tu sĩ.

Tác động của chuyến đi vô cùng rộng lớn. Ông trở về Nga với quyết tâm cải tổ đất nước theo đường hướng của Tây Âu. Theo ý nghĩa nào đó, ảnh hưởng đi theo vòng tròn: Tây Âu ảnh hưởng đến cá nhân Pyotr, ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Nga, và nước Nga, một khi đã hiện đại hóa và vươn lên, có tầm ảnh hưởng mới và mạnh hơn đến Tây Âu. Vì thế, đối với cả ba – Pyotr, nước Nga và Tây Âu – việc lập và gởi Đại Phái bộ Sứ thần là một thời điểm bước ngoặt.

Chuẩn bị chiến tranh

Ngày 9 tháng 8 năm 1700, Pyotr Đại đế tuyên bố chiến tranh với đế quốc Thụy Điển, giải thích mục tiêu là để chiếm lại hai tỉnh IngriaKarelia. Hai tỉnh này, ở phía bắc và nam của sông Neva, cộng với hồ Ladoga và các pháo đài Nöteborg, NarvaRiga, lúc trước thuộc về Nga. Hòa ước Nga–Thụy Điển năm 1664 tái xác nhận các vùng đất này thuộc Thụy Điển. Tuy thế, trong ý nghĩ của Pyotr, đấy là những lãnh thổ của Nga mà ông muốn đoạt lại để mở đường thông thương ra biển. Chiến tranh kéo dài hơn 20 năm, với nhiều nước Bắc Âu can dự vào, nên sử gia gọi là Đại chiến Bắc Âu.

Đây là cuộc chạm trán giữa Pyotr Đại đế và vua Thụy Điển Karl XII - hai vị vua trẻ tuổi. Thụy Điển là một đế quốc hùng mạnh ở Bắc Âu khi đó, có hải quân mạnh, đồng thời đã chiếm được Karelia và một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo bờ biển Baltic, phong tỏa đường biển của Nga.

Để chuẩn bị chiến tranh với Thụy Điển, ông ký Hiệp ước Liên minh phương Bắc với Ba LanĐan Mạch vào năm 1696. Đồng thời, để yên ổn phương nam, dốc toàn lực vào cuộc chiến phương Bắc, ông ký hòa ước với đế quốc Ottoman có hiệu lực trong 30 năm.

Từ thất bại đầu tiên

Bài chi tiết: Trận Narva

Sau khi tuyên chiến với đế quốc Thụy Điển, Pyotr I mở cuộc tấn công vào vùng đất chiến lược Narva. Quân Thụy Điển được trang bị và huấn luyện tốt, chỉ với 2 vạn người đã đánh bại quân Nga đông hơn gấp 8 lần và bắt được 16000 tù binh[12].

Cũng như trong cuộc chiến với đế quốc Ottoman, thất bại đầu tiên không khiến Pyotr I nản lòng. Ông quyết tâm tìm cách phục thù. Ông ra lệnh trưng binh trên toàn quốc, nhanh chóng xây dựng được 50 quân đoàn mới; cho thống kê chuông thánh đường trên toàn quốc và trưng dụng 1/4 số chuông vào việc đúc đại bác. Ông tuyển lựa 2500 thanh niên vào trường huấn luyện pháo binh và công binh, mua 150000 khẩu súng trường từ nước ngoài để trang bị cho quân đội. Bản thân ông tự mình đi khắp đất nước để thị sát việc chuẩn bị và đôn đốc tái phát động cuộc chiến chống Thụy Điển[12].

Mở cửa sông Neva

Cuộc trả thù của vua Pyotr Đại đế và binh sĩ khi chiếm pháo đài Narva của Thụy Điển năm 1704.

Năm 1701, lợi dụng lúc quân chủ lực Thụy Điển đi đánh Ba Lan, vua Pyotr Đại đế tấn công vào các đồn lũy của Thụy Điển ở dọc bờ biển Baltic. Sau nhiều ngày tấn công, sang năm 1702, quân Nga chiếm được Nöteborg nằm trên cửa sông Neva. Ông đổi tên nơi này thành "Schlysselburg", nghĩa là "thành phố chìa khóa", với ngụ ý lấy thành phố này làm chìa khóa mở cửa con sông Neva ra biển lớn.

Tiếp đó, quân đội Nga lại mở các cuộc tấn công vào vùng tam giác sông Neva. Nhằm bảo vệ cho cửa ra của sông Neva, Pyotr Đại đế huy động 20 vạn nông nô đến xây dựng đồn lũy trên hòn đảo gần đó. Sau này, ông cho xây dựng thành phố nằm sát ven biển là Sankt-Peterburg làm cửa ngõ đi ra các nước Tây Âu.

Trong khi quân Thụy Điển đang sa lầy ở Ba Lan, quân Nga được rảnh tay đi đánh những lãnh thổ của Thụy Điển dọc bờ Biển Baltic.

Pyotr Đại đế phái tướng Boris Petrovich Sheremetev kéo 286000 quân đến đánh xứ Livonia, được 7 vạn quân Thụy Điển bảo vệ dưới quyền chỉ huy của tướng Wolmar Anton von Schlippenbach. Tháng 1 năm 1702, Sheremetev có một chiến thắng quan trọng, đánh đuổi quân Thụy Điển ra khỏi doanh trại mùa đông, và còn gây 4 vạn thương vong cho phía Thụy Điển (phía Nga tuyên bố gây thương vong 1 vạn). Quan trọng hơn theo ý nghĩa tượng trưng, quân Nga bắt được 3500 tù binh Thụy Điển và giải họ về thành Moskva. Tinh thần của toàn quân Nga, đã xuống thấp từ chiến bại thê thảm tại Narva, từ đó bắt đầu lên.

Mùa hè kế tiếp, tháng 7 năm 1702, Sheremetev lại tấn công Schlippenbach ở Livonia, và lần này 50 nghìn quân Thụy Điển bị đánh gần như tan tành: 25000 thương vong, 3000 bị bắt cùng với pháo và cờ xí. Bên Nga bị mất 8000 người. Sau trận này, quân cơ động của Schlippenbach không còn xuất hiện, và cả vùng Livonia xem như bỏ ngỏ ngoại trừ các căn cứ cố định Riga, PärnuDorpat. Quân dưới quyền Sheremetev tự do tung hoành khắp nơi, đốt phá làng mạc và thị trấn của Thụy Điển.

Trong lúc đó, Pyotr Đại đế cho đóng loại thuyền nhỏ trên hồ Ladoga, hồ lớn nhất châu Âu, để đánh đuổi hải quân Thụy Điển. Quân Nga áp dụng cùng chiến thuật trên hồ Peipus. Kế tiếp, Nga chiếm lấy pháo đài Thụy Điển ở Nöteborg, nơi ồ Ladoga chảy vào sông Neva, đổi tên của pháo đài thành Schlüsselburg, từ schlüssel trong tiếng Đức có nghĩa là "chìa khóa", cũng có ý nghĩa pháo đài là chìa khóa mở ra Biển Baltic. Sự thất thủ của Nöteborg/Schlüsselburg là thất bại nặng nề cho Thụy Điển vì họ đã mất đi bức tường chắn Nga tiến ra Neva và cả tỉnh Ingria.

Mùa xuân năm sau, 1703, trong khi Karl XII vẫn còn ở Ba Lan, Pyotr Đại đế dứt khoát "không để mất thời giờ mà Thiên Chúa đã ban," tấn công trực diện để tạo dựng miền đất Nga trên bờ Biển Baltic, 21 vạn quân Nga đã nghiền nát gần 13 vạn quân Thụy Điển trong trận Grodno. Cuối cùng, Nga kiểm soát toàn chiều dài sông Neva, và Pyotr Đại đế cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg ở cửa sông Neva. Nhằm bảo vệ cho cửa ra của sông Neva, Pyotr Đại đế huy động 20 vạn nông nô đến xây dựng đồn lũy trên hòn đảo gần đó. Sau này, ông cho xây dựng thành phố nằm sát ven biển là Sankt-Peterburg làm cửa ngõ đi ra các nước Tây Âu.

Năm 1704, Nga giành quyền kiểm soát hai thị trấn then chốt của Estonia là Dorpat và Narva. Việc này giúp củng cố chân đứng của Nga ở Ingria và ngăn chặn Thụy Điển tiến về Sankt-Peterburg từ phía tây. Chiến thắng Narva có tầm quan trọng về tâm lý cũng như chiến lược: không những che chắn cho Sankt-Peterburg ở mặt tây, mà còn chuộc lại nỗi nhục nhã bốn năm trước cũng chính ở Narva.

Vào tháng 2 năm 1704, Karl XII truất phế August II của Ba Lan đã loại ra bên thứ hai trong số liên minh ba bên chống Thụy Điển. Bây giờ, bị đơn độc phải đối mặt với Karl, Pyotr Đại đế tăng cường nỗ lực để dàn hòa với Karl XII.

Karl nhất quyết từ chối xem xét việc đàm phán với Nga. Trong giai đoạn Pyotr Đại đế đề xuất các điều kiện hòa bình và Karl bác bỏ các đề xuất này, có sự cách biệt giữa đôi bên không thể nào hòa giải được: Sankt-Peterburg. Pyotr có thể từ bỏ mọi thứ miễn là được giữ Sankt-Peterburg để có lối cho Nga thông ra biển. Karl không muốn từ bỏ thứ gì khi chưa đánh gục quân đội Nga. Vì thế, chiến tranh tiếp tục trên danh nghĩa Sankt-Peterburg – lúc này chỉ mới là một số ngôi nhà gỗ, một pháo đài xây bằng đất và một bến cảng thô sơ.

Từ tháng 1 năm 1707, Pyotr Đại đế ra lệnh lập một vành đai tàn phá hầu tạo khó khăn cho quân Thụy Điển. Ở vùng tây Ba Lan nơi quân Thụy Điển sẽ đi qua trước khi vào Nga, kỵ binh đã nhận lệnh đi tàn phá: đốt cháy thị trấn Ba Lan, phá dỡ cầu, san thành bình địa làng mạc và thị trấn.

Ngày 27 tháng 8 năm 1707, Karl XII kéo 48 vạn quân ra khỏi rời xứ Sachsen (Đức) để bắt đầu một cuộc phiêu lưu lớn lao nhất trong đời ông. Đầu năm 1708, quân tinh nhuệ Thụy Điển đặt chân lên bờ đông của sông Vistula.

Pyotr ra lệnh tiếp tục tàn phá một vùng rộng lớn của chính đất Nga để Thụy Điển không thể thu hoạch được gì bất kể họ tiến quân theo hướng nào. Dọc mọi con đường dẫn từ doanh trại Thụy Điển hướng về bắc, đông hoặc tây, quân Nga tạo một vòng đai vườn không nhà trống dài gần 2000 kílômét từ Pskov cho đến Smolensk. Trong vành đai này, mọi nhà cửa, mọi mẩu thức ăn cho người hoặc ngựa phải bị đốt trụi ngay khi Karl tiến quân.

Karl XII tự chỉ huy có 40 vạn quân. Cánh quân 8 vạn binh sĩ của Adam Ludwig Lewenhaupt đã được lệnh đến điểm hẹn với đại quân, còn cánh quân 9 vạn binh sĩ của Lybecker từ Phần Lan đã nhận lệnh di chuyển xuống Sankt-Peterburg. Nếu thành công, lực lượng này có thể chiếm Sankt-Peterburg, nếu không cũng có thể làm nghi binh để cầm chân một số quân của Pyotr.

Lực lượng của Nga đông hơn nhiều. Tổng cộng trên đường vòng cung chặn hướng tiến của Thụy Điển, Pyotr Đại đế chỉ huy khoảng 575000 quân. Ngoài ra, Fyodor Matveyevich Apraksin chỉ huy 245000 quân trấn giữ Sankt-Peterburg, và tướng Bauer nắm 160 nghìn quân đóng ở Dorpat để ngăn chặn Lewenhaupt ở Riga. Các lực lượng này sẵn sàng đối phó với những động thái khác nhau của Thụy Điển. Một lực lượng khác gồm 120 nghìn quân dưới quyền Hoàng thân Mikhail Mikhailovich Golitsyn trấn đóng gần Kiev để đón đầu địch quân tiến về Ukraina.

Nga có tổng cộng 1,1 triệu quân so với 57 vạn quân của Thụy Điển. Sự khác biệt này không có ý nghĩa nhiều ngoại trừ yếu tố là trong cuộc chiến dằng dai, bên Nga có thể thay thế dễ dàng số thương vong.

Trong chuỗi tiến công của Thụy Điển, quân Nga luôn tạo một lá chắn giữa quân Thụy Điển và đường dẫn đến kinh thành Moskva. Các trận đánh nổi tiếng là trận Golovchin ngày 3 tháng 7 năm 1708, trận Molyatychy ngày 9 tháng 7 năm 1708, và trận Lesnaya ngày 28 tháng 9 năm 1708. Trong trận đánh tại Golovchin, vua Karl XII đánh tan tác quân Nga đông đảo hơn. Nhưng đây là trận thắng lừng lẫy cuối cùng của ông. Trong trận đánh tại Lesnaya, mỗi bên có khoảng 12 vạn quân giao chiến; Nga bị tổn thất khoảng một phần ba, nhưng Thụy Điển mất phân nửa. Sau này, Nga hoàng Pyotr gọi là trận Lesnaya "Bà Mẹ của Trận Poltava."

Trận đánh lớn quyết định là trận Poltava ngày 28 tháng 6 năm 1709 giữa hai đoàn quân hùng hậu. Tổng cộng, lực lượng tinh nhuệ Thụy Điển tung ra để tấn công 42 vạn quân Nga chỉ có 19 vạn binh sĩ. Riêng trong cuộc giáp lá cà, 15 vạn bộ binh Thụy Điển mệt mỏi vì đói kém và bệnh tật, không có pháo, giao chiến với 24 vạn quân tinh nhuệ Nga có 700 khẩu pháo. Thụy Điển bị tổn thất 10 vạn quân, gồm 69010 tử trận và bị thương, 27600 bị bắt làm tù binh. Trong tổng số 42 vạn quân Nga, 13450 chết và 32900 bị thương. Số thương vong và kết quả đều đảo ngược tất cả các trận đánh trước đó giữa Thụy Điển và Nga.

Với chiến bại này, những năm tháng huy hoàng của vua Karl XII chấm dứt. Với sự truy kích của quân Nga, ngày 1 tháng 7 Lewenhaupt mang 142880 người và 340 khẩu pháo ra đầu hàng mà không chống cự gì cả.

Rồi quân Nga tiếp tục truy kích đường rút lui của vua Karl XII lúc ấy đang cố tẩu thoát qua Đế quốc Thổ Ottoman. Thêm một trận tàn sát, để rồi cuối cùng ông chỉ còn có 600 quân sĩ khi đi vào Ottoman xin ẩn náu.

Mùa xuân năm 1710, nước Nga gặt hái thành quả của chiến thắng Poltava. Không còn bị quân Thụy Điển ngáng trở, quân tinh nhuệ Nga tung hoành khắp các tỉnh vùng Baltic của Thụy Điển. Trong khi Bá tước Boris Petrovich Sheremetev công hãm Riga, Đại tướng-Đô đốc Fyodor Matveyevich Apraksin công phá Vyborg ở miền bắc. Thị trấn này là một pháo đài quan trọng và là điểm tập kết cho quân Thụy Điển để đe dọa Sankt-Peterburg.

Ngày 13 tháng 6 năm 1710, thị trấn Vyborg rơi vào tay Apraksin. Sau đó, việc càn quét và chiếm đóng cả Eo đất Karelian đã tạo nên một vùng đệm sâu 560 kilômét cho Sankt-Peterburg, có nghĩa là thành phố này không còn sợ bị Thụy Điển tấn công bất ngờ từ phía bắc.

Kế tiếp, mọi thành trì của Thụy Điển dọc bờ nam của Biển Baltic đều đầu hàng trong mùa hè 1710. Ngày 10 tháng 7, thành phố Riga rộng lớn với hơn 1 triệu dân rơi vào tay Sheremetev sau cuộc công hãm kéo dài 8 tháng.

Mặc dù Nga đã ký hiệp ước với Ba Lan quy định Livonia và Riga thuộc về Ba Lan, bây giờ Pyotr Đại đế cho rằng Nga đã đổ máu để chiếm lấy tỉnh và thành phố này trong giai đoạn August II không còn là vua của Ba Lan và đồng minh của Nga, vì vậy các lãnh thổ này phải thuộc về Nga. Ba tháng sau khi Riga thất thủ, Reval – thành quả cuối cùng của Poltava – cũng đầu hàng. Nga hoàng Pyotr I vui mừng tột độ:

Livonia và Estonia hoàn toàn vắng bóng quân thù. Nói tóm lại, quân thù bây giờ không có một tấc đất nào trên bờ trái của Biển Baltic. Bây giờ là tùy chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa cho nền hòa bình ổn định.

Năm 1710, vua Pyotr Đại đế đã chiếm được xứ Latvia thuộc đế quốc Thụy Điển.[13] Ngày 16 tháng 8 cùng năm, ông ký kết bản tuyên ngôn công bố việc sáp nhập vùng Estonia vào nước Nga Sa hoàng. Bản tuyên ngôn này ghi nhận:[14]

Nhà vua Thụy Điển, do ngoan cố, đã không để cho Trẫm và Thần dân được chung sống hòa bình. Đây hoàn toàn là lý do tối hậu khiến chúng ta đã tiến quân vào vùng đất Estonia, để củng cố quyền thống trị của chúng ta đối với hải cảng của nó và cũng để bảo vệ nước Nga chống họa xâm lược. Đặc biệt, chúng ta đã nhận thấy sự cần thấy phải có sự phù hộ của Thượng đế để cai quản thị trấn Revel...

— Tuyên ngôn về việc sáp nhập Estonia

Chiến tranh với Ottoman (1710 - 1711)

Sau chiến bại tại Poltava, Karl XII chạy sang đế quốc Ottoman, và lôi kéo sultan Ahmed III vào cuộc chiến. Ngày 20 tháng 11 năm 1710 Ahmed III tuyên chiến với nước Nga Sa hoàng.

Năm 1711, Pyotr Đại đế khởi xướng chiến dịch Pruth. Trong chiến dịch này, ông cùng với tướng Boris Sheremetev đem khoảng 300 nghìn quân xâm chiếm lãnh thổ nhà OttomanMoldavia, với sự ủng hộ của Vương công xứ Moldavia. Ngày 9 tháng 4 năm 1711, Đại Vizia Ottoman là Baltaci Mehmet Pasha rời kinh đô để đem quân đến đánh quân Nga tại Prut.[15] Quân Ottoman do Đại Vizia chỉ huy đánh bại quân Nga trong trận chiến quyết định tại Stănileşti, khoảng 80000 quân Nga đã tử trận.

Ngày 21 tháng 7 năm 1711, hai bên ký kết Hiệp định Pruth:[15] Nga phải nhượng lại pháo đài Azov cho đế quốc Ottoman và mất những pháo đài vùng Biển Đen mà Pyotr đã chiếm năm 1697[16].

Thất bại của quân Nga trong cuộc chiến này có nhiều nguyên nhân. Pyotr đã từ bỏ chiến lược thận trọng thường thấy lúc trước đã được áp dụng thành công đối với Karl. Thay vào đó ông đã thủ vai trò của Karl mà hung hăng dẫn quân vào đế quốc Ottoman, dựa vào sự hỗ trợ và tiếp viện của xứ Moldavia - một đồng minh không đáng tin cậy. Ông đã nghe thông tin sai lạc về sức mạnh quân Ottoman, và đã tính toán sai lầm về tốc độ hành quân của họ.[17]

Tiến ra biển Baltic

Tháng 7 năm 1714, giai đoạn hai của cuộc Đại chiến Bắc Âu tái diễn. Quân Nga và quân Thụy Điển gặp nhau ở eo biển Hanko. Hải quân Nga áp dụng cập mạn đánh sáp lá cà và giành thắng lợi lớn, thu được hơn 200 chiến thuyền của hạm đội hải quân Thụy Điển.

Sau trận Hanko, Thụy Điển lâm vào thế yếu và buộc phải đàm phán với Nga tại quần đảo Aland năm 1718. Nhưng cuộc đàm phán diễn biến chậm chạp. Thụy Điển hy vọng Vương quốc Anh sẽ tham chiến giúp mình nhưng người Anh muốn duy trì cục diện cân bằng ở châu Âu nên chỉ đưa ra mặt trận một hạm đội nhỏ để kiềm chế sức tấn công của quân đội Nga.

Trong khi đàm phán đang tiếp tục, vào đêm 30 tháng 11 năm 1718, vua Thụy Điển Karl XII tử trận khi đang dẫn quân công hãm pháo đài Frederiksten ở Na Uy.

Không sợ hãi áp lực của hải quân Anh, vua Pyotr Đại đế mở cuộc tấn công lớn và giành thắng lợi vang dội trước Hải quân Thụy Điển năm 1720. Quân Thụy Điển bị thiệt hại nặng, phải mở lại hội đàm với Nga tại Nystad (Phần Lan). Cuối cùng Hòa ước Nystad giữa Nga và Thụy Điển được chính thức ký kết ngày 30 tháng 8 theo lịch cũ Julius[18](tức 10 tháng 9 năm 1721). Theo Hòa ước Thụy Điển cắt nhường cho đế quốc Nga vĩnh viễn các vùng Livonia, IngriaEstonia, cùng với Karelia kéo dài đến Vyborg.

Sau này, Pyotr hồi tưởng lại cuộc chiến kéo dài 21 năm với đế quốc Thụy Điển, ông nói:

Đó là giai đoạn phải bỏ ra thời gian gấp ba lần để học xong một mái trường hy sinh bằng máu, đầy rẫy những nguy hiểm. Tất cả những nhà trường thông thường khác chỉ cần học bảy năm là tốt nghiệp, nhưng chúng ta phải học ở nhà trường này với thời gian tốn gấp 3 lần. Cảm tạ trời đất, thành tích tốt nghiệp của chúng ta tốt không còn cách nào hơn.

— Pyotr Đại đế

Tiến về phía nam và phía đông

Ngay trong thời kỳ chiến tranh với Thụy Điển, Pyotr đã phái một đoàn khảo sát vùng Trung Á, thuyết phục Hãn quốc Khiva thần phục Nga và tìm hiểu con đường đến Ấn Độ.

Về phía Xibia, ông phái 50 vạn quân chiếm một vùng đất rộng lớn tại thượng du sông Irtish và xâm chiếm dần dần vùng lãnh thổ Yarkanr sát biên giới Trung Quốc dưới thời nhà Thanh. Ông còn phái quân đánh sang đế quốc Mãn Thanh, tiến sâu tới Vạn Lý Trường Thành. Sau này, trước sự chống trả quyết liệt của quân Mãn Thanh, quân Nga mới rút lui[19].

Nhân lý do các thương nhân Nga bị đánh và cướp ở vùng Samarkand, tháng 7 năm 1722, ông điều 80 nghìn quân và 420 hỏa pháo tấn công đế quốc Safavid của người Ba Tư. Quân đội Đế quốc Nga lần lượt đánh chiếm Baku, Sari, Resht và hủy diệt quân Safavid trọng trận Ganja.

Năm 1723, vua nhà Safavid là Tahmasp II phải ký hòa ước với đế quốc Nga. Vua Safavid cắt Nienschanzt cho Nga và đổi lại Nga phải bảo vệ nhà Safavid trước những cuộc tấn công của đế quốc Ottoman. Ông muốn nhân cơ hội đó để tiến sang Tây Á và Ấn Độ, nhưng gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của người Thổ Ottoman nên tham vọng của ông không thực hiện được.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pyotr_I_của_Nga //nla.gov.au/anbd.aut-an35696628 http://books.google.com/?id=kv0EAAAAYAAJ http://www.kulichki.com/inkwell/text/special/histo... http://www.kulichki.com/inkwell/text/special/histo... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11945657h http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11945657h http://www.idref.fr/027408183